Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Lời nói đầu - Cây Chùm Ngây

Thiên Nhiên và Sức Khỏe là điều chúng ta thường quan tâm.Ngày xưa,tổ tiên chúng ta có đời sống đơn giản và biết tiết chế nên có đời sống khỏe mạnh,ít bệnh tật và sống lâu.Nếu có bệnh chỉ dùng thảo dược để trị bệnh,hay tăng cường sức khỏe.Ngày nay,đời sống càng tân tiến,tiện nghi càng nảy sinh nhiều nhu cầu,đòi hỏi.Nhiều người chạy đua với thời gian để hưởng thụ cuộc sống vật chất rồi sinh ra sống vội.Và hậu quả là ngày càng có nhiều chứng bệnh nan y,nguy hiểm…
Sau đây,tôi xin nói qua về thảo dược,thiên nhiên và sức khỏe.Hy vọng với các kiến thức tổng quát này sẽ cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn về thảo dược.

Các bài viết trong trang Blog này chỉ là những thông tin tổng quát được góp nhặt trên các trang mạng uy tín với mục đích chúng ta cùng tìm hiểu và có cái nhìn rỏ hơn về sức khỏe và thảo dược.
Tại các nước Tây phương,thảo dược được xếp vào loại thuốc hổ trợ hay bổ sung (Supplement) được mua dể dàng trên mạng và các tiệm thuốc Chemist,Health Food..Ngoài ra,nó còn được bán dưới dạng trà,bột (powder) làm từ lá,hoa và cả rễ thật là phong phú.Thường thì tất cả được bán với vài dòng thông tin ngắn về lợi ích,cách dùng.. Nhiều người không hiểu rỏ và thường nghĩ thảo dược là vô hại.Thật ra,thảo dược có thể tương tác (interactions) với thuốc Tây y,hay với một loại thảo dược khác làm tăng hay giảm tác dụng với người bệnh.Dùng thảo dược không đúng cách có thể làm cho bệnh nặng thêm,hay phát sinh bệnh khác trầm trọng hơn vì các phản ứng của thảo dược và cả thuốc Tây y (vì sự tương tác lẩn nhau). Thảo dược thiên nhiên (nói chung về Đông y,thuốc Nam) và Tây y đều có những điểm hay, dở và cùng có các phản ứng phụ,các tương tác chồng chéo lẫn nhau mà người dùng phải cần sự giúp đở của nhà chuyên môn,và bác sĩ.
Nếu cần dùng thảo dược trị bệnh,hay tăng cường sức khỏe, xin quý vị hỏi ý kiến bác sĩ gia đình,và người viết không chịu trách nhiệm về những tổn thất của quý vị (nếu có).




Cây Chùm Ngây
Moringa Oleifera

Moringa Oleifera (Việt Nam gọi la Chùm Ngây) có xuất xứ từ Bắc Ấn Độ, nhưng hiện nay đã đươc phổ biến trên 80 quốc gia vùng nhiệt đới. Cây Moringa Oleifera thường được gọi Horseradish, Drumstick tree và Mẹ các loài thảo dược (Mother of The Herbs). Moringa có vô số tên gọi tùy theo quốc gia như Morunga (theo ngôn ngữ Dravidian Ấn Độ), hay các tên khác như Kellor, Horseradisk và Drumstick tại Anh và Úc châu, Malunggay tại Phi Luật Tân.. ….
Moringa có 12 loại thuộc họ Moringaceae, nhưng chỉ có Moringa Oleifera là loại chúng ta sẻ nói đến dưới đây.

Cây phát triển trên tất cả các loại đất, nhưng Moringa thích hợp với đất thịt pha cát với độ a xít nhẹ và có thể rút nước nhanh vì cây Moringa không thích hợp với tình trạng bị úng nước.
Moringa phát triển nhanh có thể cao từ 9 m đến 12m,và là loại cây gổ mềm (softwood).Trong vòng 8 tháng, Chùm Ngây nở ra những cánh hoa màu kem .Mùa hoa nở bắt đầu tháng Giêng đến tháng Ba. Quả chín từ tháng Tư đến tháng Sáu và dài từ 30cm đến 50 cm.Tại các quốc gia như Mỹ, Úc, Canada cây sẽ rụng lá vào thời tiết lạnh và sẽ mọc lá lại vào mùa Xuân.Vỏ cây dầy và có màu xám giống như điên điển hay bấc (để làm nút chai).

Moringa đầy chất dinh dưỡng cho trẻ em, người già...và là loại rau đầy dinh dưỡng cho người ăn chay, suy dinh dưỡng và người mới khỏi bệnh.


                                  Cây Chùm Ngây (Moringa Oleifera) sau vườn



Từ Moringa, ta có thể dùng lá, hoa và quả để ăn. Lá là phần được dùng nhiều nhất, được dùng nấu canh, hay nấu chung các loại rau, đậu khác hay sấy khô dể xay thành bột dinh dưỡng. (Nên nhớ, sau khi đã nấu canh hay súp xong, ta bỏ lá Moringa vào nồi chỉ vài phút là ăn được, vì nấu quá chín sẻ mất hết chất bổ).Thường thì lá non ngon hơn, nhưng lá già vẩn không bị đắng.. Hoa Moringa được nấu và trộn với các loại súp hay chiên với trứng hoặc làm trà.Quả của Moringa có thể ăn được khi có chiều dài từ 10cm đến 15cm , tới khi quả già vẩn ăn được .Quả nấu như các loại rau , mướp , và nó có vị như măng tây (asparagus) .
Hột Moringa được nấu như các loại green peas .Ta tách vỏ quả để lấy các hột ra. Hột Moringa với một màng cơm trắng bao chung quanh hột kết dính vào thành quả .Khi hột Moringa đã già, người ta ép hột để làm dầu ăn, dầu dùng trong ngành thẩm mỹ hay dầu dùng để massage hoặc loại dầu sinh học (biodiesel) .Sau khi th nghiệm, người ta thấy 100gr lá Moringa cung cấp vitamins C của 7 trái cam, calcium của 4 ly sữa, vitamin A của 4 củ carrots, 2 lần chất dinh dưỡng (protein) của 1 ly sữa, ba lần chất potassium của một trái chuối.



                        Chùm Ngây được ươm từ hột giống mua trên mạng tại Úc


Lá Moringa còn được dùng làm Leaf Powder (bột Moringa). Sau  khi thu hoạch lá và rửa sạch cho hết bụi bặm , lá Moringa sẻ được trải đều trên các  tấm khay lớn để hong cho khô lá , vì nếu phơi ngoài nắng lá  sẻ mất hết chất b .Sau đó , người ta đem tất cả lá để xay nhỏ ra làm bột . Bột Moringa này có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ em, người già và các sản phụ. Ngoài  ra , các lá  khô , vỏ cây , rễ  Moringa  củng được dùng để  nuôi trâu , bò , gà…
Vì Moringa phát triển  trên tất cả các loại đất , và  phát triển tốt ở nhiệt độ từ 25 đ ộ C  đến 40 độ C và lên đến 48 độ C  trong bóng  râm . Lá rụng trong tình trạng hạn hán,hay quá lạnh vào mùa Đông tại Úc,nhưng nó sẽ phục hồi lại nếu có một vài cơn mưa hoặc thời tiết ấm áp.
Trong khoảng 3 năm đầu tiên, một cây Moringa sẽ cho ta từ 400 – 600 quả .Và một cây đã trưởng thành sẽ đạt được 1600 quả.
Quả Moringa dài hơn trái mướp, một quả gồm từ 7 đến 9 hột. Hột thu hoạch khi quả dài từ 15cm đến 20cm khi hột còn non sẳn sàng để ăn .Lúc quả đạt được chiều dài tối đa , thì vỏ của hột đã trở nên cứng và đắng . Lúc đó , người ta sẻ lấy hột để ép lấy dầu , làm dầu sinh-học (biodiesel) , dầu mỹ phẩm …
Moringa được phổ biến đa số tại các quốc gia nhiệt đới, bán nhiệt đới và đang có chương trình trồng ở các nước Phi châu (Moringa Project) để giải quyết nạn thiếu thực phẩm.Ở Ấn Độ, Moringa rất thông dụng trong các bửa ăn. Ngoài lá, nhu cầu về quả Moringa rất cao. Hương vị đậm dà của Moringa còn được di dân Ấn Độ mang theo khi tới các nước Tây Phương.

   Hột Moringa còn có công dụng là lọc nước sông dơ bẩn .Thay vì dùng các hoá chất để lọc nước, vừa hao tốn lại vừa tốn kém, không an toàn, ta dùng quả Moringa tán thành bột (seeds powder) và bỏ bột vào thùng nước. Bột sẽ kết dính với các chất dơ, và lắng đọng dưới đáy thùng. Theo các nghiên cứu, sau khi lọc nước bằng bột của quả Moringa (Moringa seeds powder) đả có thể mất di từ 90% đến 99% chất dơ và vi trùng (bacterial) trong nước sông.

Ngoài công dụng dinh dưỡng. các phần cuả Moringa còn trị  nhiều loại bệnh khác nhau 
Lá Moringa:
_Vo nát nắm lá xát vào màng tang trị được bệnh nhức đầu.
_ Muốn làm ngừng chảy máu ở vết cắt cạn, dùng băng dán vài lá tươi vào ngay vết cắt.
_Lá Moringa có công dụng sát trùng (anti-bacteria) và tan máu vết sưng (anti-inflammatory).
_ Chất nước lấy ra từ lá có tính chất kháng trùng và nấm trên da.
_Lá làm trà trị bịnh u bướu dạ dày (gastric ulcers), và tiêu chảy.
_ Dùng Moringa làm thực phẩm rất tốt cho những người suy dinh dưỡng, là nguồn thực phẩm tốt cho tất cả mọi người trong tình trạng hiện nay.
Hoa Moringa:
_ Hoa được làm ra nước juice giúp tăng cường lượng sữa cho các sản phụ nuôi trẻ sơ sinh
_ Nước juice của hoa dùng cho những người khó khăn trong việc tiểu tiện.
Quả Moringa:
_ Nếu ăn sống, quả tri dược bịnh gan, lá lách và đau các khớp.
_ Vì nhiều chất dinh dưỡng và chất sơ (fibre) của quả sẻ giúp trị bịnh suy dinh dưỡng (malnutrition) và tiêu chảy.
Hột Moringa:
_ Vì có đặc tính chống sưng, trị bệnh thấp khớp (arthritis), phong thấp (rheumatism) , bệnh “gout”, chứng vọp bẻ (cramp) , mụn nhọt .. .Hột được rang (không dầu) cho tới khi vàng, giả nát và trộn với dầu dừa. Rồi xoa vào nơi đau nhức. Dầu của hột Moringa củng trị những bệnh trên. Hột còn được dùng để giảm các cơn kinh phong (epilepsy).

Cách trồng Moringa:
Moringa  phát triển tốt dưới ánh nắng , trên tất cả thứ đất ,nhưng nó thích hợp với đất thịt pha cát ,với độ acidic nhẹ, dể thoát nước từ độ cao 500M đến hơn 1000M trên mặt nước biển (altitude) . Độ mưa từ 250mm trở lên , nhưng nếu ở vùng mưa quá nhiều , nên trồng cây trên mô đất để nước mưa có thể chảy thoát , vì rể cây sẻ bị hư nếu ứ nước quá nhiều .Hột Moringa có thể ươn xuống đất bất kỳ lúc nào. Những vùng gần bờ biển đất xấu và nhiều chất muối vẩn trồng được với điều kiện trộn thêm cát và compost hay đất tốt.

Cây Moringa sẻ cho hoa và quả mổi năm ,nhưng có vài vùng cây cho hoa và quả hai lần một năm .Cây Moringa cao đến 5M và cho hoa và quả trong năm đầu tiên . Nếu không tỉa bớt, cây có thể   cao 12M và thân cây 30cm . Tuy nhiên, ta có thể tỉa hàng năm để cây có chiều cao từ 1M đến 2M cho tiện thu hoạch lá. Moringa sẻ mau chóng phục hồi, và sản xuất lá và quả vừa tầm tay dể dàng thu hoạch . Moringa có thể trồng dể dàng bằng hột hay giăm cành.

 Cách giăm cành:
Sau khi Moringa ngừng ra quả mổi năm, các cành cây được cắt bớt để các mầm non có chổ phát triển. Những cành đó rất tốt để trồng thêm cây mới.
1. Lựa cành cây có bề dài 1.8M, đường kính 2.5cm.
2. Đào lổ ngang 70cm , dài 70cm , sâu 70cm.
3. Đặt cành vào lổ, bỏ đất trộn với cát và phân vào. Làm cứng nơi gốc để cành được chằc chắn.
4. Tưới nớc vừa đủ tránh gốc cây úng nước.

Trồng bằng hột:
_ Nếu chọn được nơi đất tốt, nên trồng hột trực tiếp xuống đất, vì hột rất mỏng manh không tiện chuyển từ chậu ươm xuống đất. Để trồng trực tiếp xuống đất:
1 - Chọn nơi trồng với nhiều ánh nắng, với đất thịt trộn cát
2 – Đào lổ vuông 30cm mổ cạnh và 30cm chiều sâu. Đổ đất thịt pha cát, trộn với phân bò giúp cây phát triển tốt
3 – Ươm vài hột vào mổi lổ, và không sâu hơn 2.5cm.
4 - Tưới nước vừa đủ sao cho mặt đất không quá ướt, không quá khô.
5 – Khi các hột nẩy mầm cho đến khi cao từ 12cm đến 18cm, ta giử lại các cây tốt nhất, và cẩn thận trước các loại sâu lông và mối vì chúng thường tấn công các mầm non và cây non ,

Nếu đất xấu , đào lổ hình vuông lớn  60cm , sâu 90cm với 1 phần cát trộn vào dất cho đất dể thấm nước , thêm phân vào để hột giống tăng trưởng tốt .
1- Trước hết, ngâm hột 24 giờ trong nước lạnh.
2- Lấy hột ra khỏi nước thật cẩn thận, bỏ tất cả hột vào bao giấy, nếu có bao sandwich càng tốt và để chổ ấm, tối như ngăn kéo, nhà kho...Thời gian nẩy nầm từ 3 đến 12 ngày.
3- Kiểm soát bao hột mổi 2 ngày , khi vỏ hột đã nứt ra sẽ có 2 mầm nẩy ra , đừng để những mầm ra quá dài , vì nó sẽ quá mỏng manh và dể gẩy khi ươm hột .
4- Đây là lúc ta trồng xuống đất, trồng hột sâu khoảng 3cm. Tưới nước vừa đủ và canh chừng các loại ốc sên, sâu lông hay mối phá hoại cây non.
Mỗi cây trồng cách nhau 3M ở khu vực nhiều nắng. Khi Moringa đã lớn, nên tỉa thường để cây phát triển tốt .Những người thường ăn lá, quả và bột Moringa (Moringa leaf powder) khoảng 3 tháng cho biết họ cảm thấy rất khoẻ, không hề cảm thấy mệt mỏi như lúc trước, nhất là những người già, trẻ em suy dinh dưỡng .
Lá,trái,hột Moringa có thể an toàn khi dùng làm thực phẩm,Nhưng tránh dùng rễ Moringa,hay chất chiết xuất  từ nó vì rễ chứa nhiều chất độc có thể làm cho tê liệt,hay chết.
Thai phụ và phụ nữ cho con bú không nên dùng rễ, vỏ và hoa Moringa vì có thể làm co rút tử cung gây sẩy thai.Không đủ chứng cứ an toàn khi dùng Moringa trong lúc mang thai.Tuy nhiên, một vài nghiên cứu gợi ý là đôi khi Moringa làm tăng lượng sữa,nhưng lại không đủ chứng cứ an toàn cho trẽ bú.Tốt nhất là không nên ăn Moringa khi mang thai và cho con bú.


Tài Liệu Tham Khảo:



Ngày 14 /2/2009
Cập nhật lại vào tháng 4/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét