Cây Kế sữa (Milk
Thistle) thuộc họ Cúc (Asteraceae) có nguồn gốc từ các nước Địa Trung Hải,
và nó hiện nay được biết đến ở các nơi trên thế giới như một thảo dược bổ sung
trị nhiều bệnh về gan .
Milk Thistle được gọi Kế sữa từ một truyền thuyết là những
đường gân trắng chạy qua lá cây do một giọt sữa của Đức Trinh Nữ Maria (Cơ đốc
giáo). Do sự liên kết đó, vài cái tên khác đôi khi được gọi cho Cây Kế sữa bao
gồm Marian thistle, Mary thistle, St Mary’s thistle, Our Lady’s thistle, Holy
thistle, Sow thistle, Blessed Virgin thistle, Christ’s crown, Venue thistle,
Heal thistle, Variegated Thistle, Wild Artichoke, Carduus Marianus, Silybum
marianum.
Cây Kế sữa mọc sau vườn nhà
Kế sữa có thể
dùng làm thực phẩm vì không có các độc tính. Dù vậy, nó lại thường được biết đến do tác dụng trị các loại bệnh gan, tiểu đường, tiêu hoá trong
y học dân gian.
Ngay từ thời La
Mã và Hy Lạp (từ nơi nó được đặt tên ban đầu); Kế sữa đã được dùng trong y học ở
Trung Đông, Châu Âu. Nó được dùng nhiều nhất trị những bệnh về gan bao gồm túi
mật, viêm gan, xơ gan và vàng da. Nó còn bảo vệ gan chống lại ngộ độc từ các chất
độc hóa học, và môi trường (bao gồm rắn cắn, côn trùng), ngộ độc rượu. Việc sử
dụng Kế sữa đã mở rộng sang y học cổ truyền Trung Quốc (Traditional Chinese
Medicine) và y học Ấn Độ giáo (Ayurveda) như là thuốc bổ gan. Ngoài ra, theo họ
Kế sữa có tác dụng tăng lượng sữa mẹ, trầm cảm, và nhất là trị ngộ độc gây ra bởi
nấm Amanita phalloides (được gọi là Mũ tử thần) có thể
gây chết người do chất
phallotoxin của nấm.
Hột của Kế sữa nở bay tung theo gió.
Hột của Kế sữa nở bay tung theo gió.
Một trong những hợp chất chánh của
Kế sữa là silymarin, được chiết xuất từ hột của cây. Silymarin là một
flavonoid (1) được cho là có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, hổ trợ các chức năng làm gan khỏe mạnh,
ngăn chặn và làm lệch hướng độc tố, cản trở sự suy giảm lipid (2) trong thành tế
bào.
Cây kế sữa được
bán dưới dạng viên nang (capsule), viên nén (tablet). Đôi khi là bột hay chất lỏng
được dùng làm chất bổ sung để điều trị các bệnh về gan.
Kế sữa có thể cao tới hai mét. Nó phát triễn tốt ở vùng
đất khô, đá, thích những nơi có nắng hay bóng râm. Người ta thường thấy nó mọc
hoang tại nhiều nơi trên thế giới.
Hoa của Kế sữa
trung bình từ 4 đến 12 cm, có màu tím nhạt với nhiều gai lớn và nhọn. Chúng ra
hoa từ tháng 6 đến tháng 8 ở Bắc bán cầu hoặc tháng 12 đến tháng 2 ở Nam bán cầu.
Mỗi hoa Kế sữa có thể sản xuất gần 200 hạt, với hơn 6.000 hạt mỗi cây trong một
năm.
Lá của nó thuôn
dài hình mác. Chúng xếp dọc theo thân từng cặp đối diện nhau, có gân trắng như
sữa với các cạnh nhiều gai nhỏ và nhọn.
Thân non (sau khi lột bỏ vỏ ngoài phải ngâm qua đêm để loại bỏ vị đắng), lá, rễ và
hoa Kế sữa có thể ăn được. Rễ, thân cây và lá có thể ăn sống hoặc nấu chín. Lá
ăn được sau khi các gai nhọn được cắt bỏ.
Cây Kế sữa sử dụng như các loại rau xanh,măng
tây hay làm món salad. Riêng hạt cây Kế sữa dùng làm trà, hay rang lên được dùng làm cà phê.
Kế sữa có thể dùng trị các bệnh sau:
- Trị các bệnh về gan
Cách dùng thông
dụng nhất của cây Kế sữa là điều trị các bệnh về gan. Trong nghiên cứu năm 2016
cho thấy nó cải thiện các tổn thương gan của chuột thử nghiệm.
Silymarin, hoạt
chất chánh của Kế sữa làm việc như một chất chống oxy hóa (antioxidant) bảo vệ
màng tế bào gan chống lại sự xâm hại của các độc tố.
Dù cần nhiều nghiên cứu hơn về
cách thức hoạt động của nó, Kế sữa được cho là làm giảm thiệt hại cho gan do các gốc tự do, được tạo
ra khi gan chuyển hóa, loại bỏ
các chất độc hại.
Chiết xuất cây Kế sữa thường được dùng như một liệu pháp bổ sung cho những
người mắc bệnh gan, nhưng hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy nó có thể
ngăn bạn mắc các bệnh này, đặc biệt là nếu bạn có lối sống không lành mạnh.
- Tăng cường sức khỏe da
Chất dầu cây kế
sữa có thể được dùng cải thiện sức khỏe của da. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy
dầu của nó giúp cải thiện tình trạng da bị viêm khi bôi lên da chuột. Nó cũng
được tìm thấy có tác dụng chống oxy hóa, và chống lão hóa trên tế bào da người
trong môi trường phòng thí nghiệm trong một nghiên cứu khác.
Cần nghiên cứu
nhiều hơn để xác định những lợi ích của việc dùng dầu cây kế sữa trên da.
- Giảm cholesterol
Cholesterol cao
có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tim mạch làm tăng cơ hội đột quỵ.
Nghiên cứu năm
2006 cho thấy Kế sữa có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol ở những người
dùng nó điều trị bệnh tiểu đường so với những người dùng giả dược.
- Hỗ trợ giảm cân
Một nghiên cứu động
vật lần đầu được thực hiện vào năm 2016 cho thấy silymarin làm giảm cân ở những
con chuột được cho ăn chế độ ăn riêng nhằm tăng cân .
Điều này cho thấy
Kế sữa có thể có lợi cho những người muốn giảm cân. Tuy nhiên, đây chỉ là
nghiên cứu sơ khởi. Cần nhiều nghiên cứu hơn về cây Kế sữa đối với việc giảm
cân ở người.
- Giảm lượng đường trong máu .
Cây kế sữa có thể
là một liệu pháp bổ sung giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2.
Người ta phát hiện
ra là một trong những hợp chất trong cây Kế sữa có thể hoạt động giống như các
loại thuốc trị tiểu đường bằng cách giúp cải thiện độ nhạy insulin, và giảm lượng
đường trong máu.
Một đánh giá và
phân tích gần đây cho thấy những người thường xuyên sử dụng silymarin đã giảm
đáng kể lượng đường trong máu. Ngoài ra, các đặc tính chống oxy hóa và chống
viêm của nó cũng có thể giảm nguy cơ phát triển các biến chứng tiểu đường như bệnh
thận.
Tuy vậy phân
tích cũng lưu ý rằng chất lượng của các nghiên cứu không cao lắm, và chưa thể kết
luận là Kế sữa có thể trị được bệnh tiểu đường.
- Cải thiện triệu chứng hen suyễn, dị ứng
Cần nhiều nghiên
cứu hơn để xem liệu silymarin có lợi cho các triệu chứng hen suyễn ở người hay
không.
- Hạn chế sự lây lan của bệnh ung thư
Một số nghiên cứu
trên động vật đã cho rằng Kế sữa có thể giúp giảm tác dụng phụ của bệnh nhân
ung thư. Nó cũng làm cho hóa trị hoạt động hiệu quả hơn đối với một số bệnh ung
thư. Thậm chí trong một vài trường hợp, thậm chí tiêu diệt các tế bào ung thư. Một đánh giá năm
2016, cho thấy chiết xuất cây Kế sữa ngăn chận sự phát triển của các tế bào ung
thư trong ung thư đại trực tràng. Nhưng các nghiên cứu ở người rất hạn chế, và
chưa cho thấy hiệu quả lâm sàng có ý nghĩa ở người.
Cần nhiều nghiên
cứu hơn trước khi xác định silymarin có thể được dùng hỗ trợ những người đang
điều trị ung thư.
- Tăng cường sức khỏe xương
Cây Kế sữa đã được
chứng minh trong các nghiên cứu thử nghiệm trên ống nghiệm và động vật có thể
chuyển dổi khoáng chất và chống tình trạng loãng xương. Nó có thể đóng một vai
trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của xương.
Một nghiên cứu
năm 2013 cho thấy cây Kế sữa giúp ngăn chứng loãng xương do thiếu hụt estrogen (3) ở phụ nữ mãn kinh. Riêng các trường hợp khác cần
nhiều nghiên cứu hơn trước khi kết luận là cây kế sữa có thể giảm chứng loãng
xương ở người .
- Ngăn chặn sự lão hoá của não.
Đặc tính chống
viêm, chống oxy hóa của nó có khả năng bảo vệ thần kinh, và giúp ngăn ngừa sự
suy giảm chức năng não ở tuổi già.
Trong các thử
nghiệm trên động vật, silymarin đã được chứng minh là ngăn ngừa tổn thương cho
các tế bào não, có thể giúp ngăn ngừa sự suy giảm tinh thần.
Tuy nhiên, hiện
nay không có nghiên cứu nào kiểm tra tác động của Kế sữa ở những người mắc bệnh
Alzheimer hay các tình trạng thần kinh khác như chứng mất trí nhớ và bệnh
Parkinson.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
Cây kế sữa có thể
giúp tăng cường phản ứng miễn dịch giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng ở con
người.
Nghiên cứu năm
2016 cho thấy chiết xuất Kế sữa đã cải thiện khả năng miễn dịch khi thử nghiệm
trên động vật. Một nghiên cứu khác cho thấy nó tác động tích cực đến phản ứng
miễn dịch ở người. Nhưng nghiên cứu này chỉ là một trong các bước khởi đầu. Cần
nhiều thử nghiệm hơn với con người, trước khi các nhà chuyên môn có kết quả rỏ là
nó giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mọi người.
Độ an toàn và tác dụng phụ
Kế sữa được coi là an toàn khi uống
liều lượng thích hợp. Theo các nghiên cứu sử dụng liều cao trong thời gian dài, chỉ có khoảng 1%
số người gặp phải tác dụng phụ.
Tác dụng phụ của Kế sữa là rối loạn đường ruột như tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi. Hay có thể bị nổi mề đay,
khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng nếu bạn bị dị ứng với cây Kế sữa.
Một số người được khuyên nên cẩn thận
khi dùng Kế sữa như:
Phụ nữ mang thai, và đang cho con bú
không dùng các sản phẩm từ cây Kế sữa nếu không được bác sĩ cho phép.
Bị dị ứng với cây thuộc họ Cúc: Cây kế
sữa có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với họ thực vật
Asteraceae / Compositae.
Tiểu đường: Tác dụng hạ đường huyết của
Kế sữa có thể làm những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị hạ đường huyết.
Bệnh cao cholesterol: Kế sữa có thể thay đổi mức
độ của một số loại thuốc dùng để giảm mỡ máu cholesterol (statin). Nó sẽ làm
tăng hay giảm hiệu quả của các loại thuốc này.
Ảnh hưởng đến estrogen: Kế sữa có thể
tác dụng tới estrogen, và làm nặng thêm tình trạng nhạy cảm với hormone, bao gồm
một vài loại của chứng bệnh ung thư ngực, và ung thư cổ tử cung.
Cần gặp bác sĩ để hỏi, và xin lời
khuyên trước khi dùng Kế sữa dưới các dạng thuốc thảo dược bổ sung, trà trị bệnh
hay dùng nó làm rau.
Cây Kế sữa tương tác với các thuốc Tây y sau:
Cây Kế sữa tương tác với các thuốc Tây y sau:
Những cuộc thử nghiệm ở Đại học
Pittsburg cho là cây Kế sữa có thể làm chậm hay giảm hoạt động của các enzyme
trong gan. Hoạt động của các enzyme (4) này gây phản ứng sinh hoá những thực phẩm chúng ta dùng, bao gồm cả thuốc. Nếu
hoạt động của các enzyme bị giảm, thuốc sẽ tồn tại trong máu lâu hơn. Điều này
làm dẫn đến lượng thuốc cao hơn trong cơ thể, gây ra tác dụng phụ hay làm tăng
tác dụng phụ sẵn có.
Trong các thí nghiệm gần đây dùng Kế
sữa và tế bào gan người, người ta phát hiện ra là với lượng tương đối nhỏ của Kế sữa cũng làm chậm hoạt động của men gan CYP3A4 từ
50% đến 100%.
Nhiều loại thuốc được dùng bởi bệnh
nhân HIV / AIDS (PHAs) như thuốc ức chế protease được xử lý bởi enzyme gan này.
Nếu dùng chiết xuất của Kế sữa có khả năng làm tăng mức độ của các loại thuốc
này, gây ra nhiều tác dụng phụ hoặc thậm chí nguy hiểm.
Dưới đây là danh sách ngắn của một số
loại thuốc khác được xử lý thông qua enzyme CYP3A4. Mức độ của các loại thuốc
này có thể tăng nếu dùng chung với Kế sữa.
Thuốc trợ tim (Tambocor (flecainide),
Ry nhịpol (propafenone) - Kháng sinh (erythromycin, rifampin) - Thuốc chống động
kinh (carbamazepine (Tegretol) - Thuốc chống trầm cảm (Prozac (fluoxetine),
Luvox (fluvoxetine) Serzone (nefazodone), Zoloft (sefralodone), Zoloft
(sertraline), Effexor (venlafaxine) -
Thuốc chống loạn thần (Clozaril (clozapine), Orap (pimozide) - Thuốc an
thần / thuốc ngủ - Ambien (zolpidem) thuốc hạ mỡ máu (statin) - Lescol
(fluvastatin), Mevacor (lovastatin), Pravachol (Pravastatin) và Zocor
(simvastatin), Baycol (cerivastatin) - Thuốc ngừa phản ứng sau khi cấy ghép -
cyclosporine (Neoral, Sandimm) (tacrolimus)
Cây kế sữa cũng có khả năng hạ thấp
các loại thuốc sau:
Thuốc chống ký sinh trùng Mepron
(atovaquone) - Thuốc an thần / thuốc ngủ - Ativan (lorazepam).
Ghi Chú:
Ghi Chú:
(1)Flavonoid
là một nhóm đa dạng chất phytonutrients (hóa chất thực vật) được tìm thấy trong
hầu hết các loại trái cây và rau quả. Cùng với carotenoids, chúng làm cho màu sắc sống động trong trái cây và rau quả.
Flavonoid là nhóm chất phytonutrients lớn nhất, với hơn 6.000 loại. Một số
flavonoid nổi tiếng nhất là quercetin và kaempferol.
(2)Lipid là bất kỳ loại hợp chất hữu cơ axit béo hoặc
phát xuất của chúng và không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ.
Chúng bao gồm nhiều loại dầu tự nhiên, sáp và steroid.
(3)Estrogen là
một nhóm hormone giới tính thúc đẩy sự phát triển và duy trì các đặc tính nữ
trong cơ thể con người.
Chúng đóng một vai trò thiết yếu trong sự tăng trưởng và phát triển của
các đặc điểm tình dục thứ cấp nữ, như ngực, lông nách, và sự điều
hòa của chu kỳ kinh nguyệt cùng hệ thống sinh sản.
(4)Enzyme là các phân tử protein trong các tế bào hoạt động như chất xúc tác. Enzyme tăng tốc độ phản ứng hóa học trong cơ thể. Gần như tất cả các phản ứng sinh hóa trong cơ thể đều cần enzyme. Với một enzyme, các phản ứng hóa học diễn ra nhanh hơn nhiều so với khi không có enzyme.
Sources:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét