Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Cây Lá Đắng – Bitter Leaf

Việc dùng các sản phẩm thảo dược cho lợi ích y học đã đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các nền văn hóa trên trái đất. Nó đã được dùng bởi những người cổ xưa của châu Phi, châu Á, châu Âu và châu Mỹ (theo Wargovich, 2001).
Hơn 50% của tất cả các loại thuốc lâm sàng hiện đại có nguồn từ thảo dược thiên nhiên,và nó đóng một vai trò quan trọng trong các chương trình phát triển thuốc của ngành công nghiệp dược phẩm.
Việc người dân tiêu thụ một số lớn thảo dược,và rau quả được cho là góp phần đáng kể vào việc cải thiện sức khỏe,và chữa lành bệnh cho con người bởi vì các loại cây thảo dược từ lâu đã là một nguồn trị liệu hữu ích và hợp lý với tất cả mọi người (theo Roberts và Tyler, 1999).

Trong số đó phải nói tới Bitter Leaf.Nó là một loại thảo mộc được sử dụng rộng rãi ở Phi châu cho cả hai mục đích điều trị,và dinh dưỡng trong bửa ăn hàng ngày,
Lá Đắng (Bitter Leaf) có tên khoa học Vernonia Amygdalina (VA) thuộc họ Asteraceae (họ Cúc) xuất xứ từ Phi châu, là loại rau chính trong được dùng hàng ngày. Họ ăn sống,nấu canh,chế biến nó cùng các món ăn khác,hay vắt lấy nước từ các lá tươi hoặc phơi khô lá dùng làm trà…
Cây Lá đắng là một loài thảo mộc thuộc người bản địa Phi châu; nó phát triển ở hầu hết các nơi của châu Phi gần Sahara.Các nước Đông Phi có truyền thống dùng loại cây này,và được tìm thấy mọc hoang dọc theo gần các khu nông nghiệp.
Cây Lá Đắng cao từ 3 đến 6 M,lá đắng có vỏ màu xám hay nâu.Các nhánh cây dòn và dể gãy,lá có thể dài tới 20 cm với những bông hoa nhỏ màu trắng,nở thành chùm trong suốt mùa xuân cùng những trái nhỏ .Cây được phát triển trong các vùng sinh thái ở châu Phi,và còn được dùng làm thức ăn gia súc vì nó có khả năng chịu hạn nặng (theo Bonsi, 1995).


Dù nhiều người quen thuộc  với cây Lá đắng,nhưng với đa số nó hoàn toàn xa lạ với họ.Không như các loại cây khác đòi hỏi nhiệt độ đặc biệt và môi trường riêng biệt để tăng trưởng,riêng nó thích ứng với mọi môi trường và khí hậu vì thế hiện nay Lá đắng đã phát triển nhiều nơi trên thế giới.

Cây Lá Đắng trong chậu



Tại Việt Nam nhiều nơi bán thảo dược thường gọi Lá Đắng là cây Mật Gấu Nam phân biệt với Mật Gấu Bắc mọc tự nhiên chủ yếu ở khu vực phía bắc như Lào cai, Cao bằng , Sapa có tên khoa học là Isodon lophanthoides.


Vị đắng của VA là do các yếu tố kháng dinh dưỡng như alkaloid, saponin tannin và glycosides (theo Bailey, 1973). Lá đắng ngâm với các dung dịch được dùng như các loại rau,trong khi chất nước chiết xuất từ lá dùng cho việc phòng chống một số bệnh.
Một báo cáo khoa học cho thấy V. amygdalina đã được sử dụng bởi giống tinh tinh hoang dã cho việc điều trị các bệnh liên quan ký sinh trùng ở Tanzania (theo Huffman và Seifu, 1989).
Năm 2004,hai nhà khoa học Phi châu Uhegbu và Ogbuehi báo cáo chiết xuất dung dịch nước của lá của Vernonia amygdalina có thể trị được bệnh tiểu đường. Trước đó vào 2003, Izevbigie tách riêng một số peptide (edotides) từ chiết xuất dung dịch của Lá đắng. Các peptide này được chứng minh là chất ức chế mạnh các nitrogen kích thích ra protein kinase (NAPK) là thành phần quan trọng cho sự tăng trưởng khối u ở ngực.
Chất anti-estrogen của thuốc trị ung thư ngực (Tamoxiten) đã được dùng để giảm bớt hoạt động của protein kinase NAPK (theo Atanaskova năm 2002;Mandelekar và Kong 2001).Điều này chỉ ra rằng peptide (edotides) từ chiết xuất của Lá đắng có thể được coi là sự thay thế cho thuốc trị ung thư ngực Tamoxiten.
Các cuộc nghiên cứu khác của trường đại học Texas kết luận rằng kết hợp Lá đắng trong các bửa ăn thường ngày  làm giảm nguy cơ ung thư ngực,và tiểu đường loại II.

Các lợi ích chính của Cây Lá Đắng

Giảm nguy cơ ung thư ngực:
Tạp chí "Experimental Biology and Medicine" số tháng hai năm 2004 cho là dùng Lá đắng thường xuyên có thể chống lại sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
 Trong một nghiên cứu trong ống nghiệm của các tế bào ung thư ngực,các nhà khoa học từ Jackson State University phát hiện là Lá đắng ức chế sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào ung thư vú.Ngoài ra,nếu vận động thường xuyên, ăn một chế độ ăn uống ít chất béo và giữ một trọng lượng vừa phải ta có thể làm giảm nguy cơ ung thư ngực  đến 75%.

Làm thấp độ cholesterol xấu và tăng cường cholesterol tốt:
Cao cholesterol - đặc biệt là LDL cholesterol xấu - là một yếu tố nguy cơ đưa đến bệnh tim, đột quỵ và mất trí nhớ (Alzheimer). Vào tháng hai 2008 ấn bản của " "Journal of Vascular Health and Risk Management,"cho là Lá đắng có thể làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
Thử nghiệm trên động vật,với chiết xuất của Lá đắng làm giảm cholesterol LDL  xấu 50 phần trăm trong khi làm tăng cholesterol tốt HDL. Tuy nhiên, chưa có thử nghiệm nào được tiến hành trên con người.

Lá Đắng có nhiều chất chống oxyt hóa (antioxidant):
Các tế bào của cơ thể của bạn luôn bị các cuộc tấn công gần như liên tục từ những quá trình có hại được gọi là quá trình oxyt hóa. Nếu quá trình oxyt hóa không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ hình thành tế bào ung thư và Lá đắng được coi là một thảo mộc phong phú chất chống oxyt hóa.Theo một báo cáo vào tháng 12 năm 2006 của " "Food Chemistry" nói thêm rằng các đặc tính chống oxyt hóa của Lá đắng là một sự bổ sung chống lại bệnh tật trong chế độ ăn uống của bạn.

Lá của cây Lá đắng giúp trị bệnh tiểu đường và làm cho tuyến tụy khỏe hơn lên:
Những người bị bệnh tiểu đường cũng có thể sử dụng lá đắng như một phương thuốc để giảm lượng đường trong máu cao. Trong thực tế, loại thảo dược này không chỉ hữu ích trong việc giảm mức độ đường trong máu, nhưng cũng hữu ích trong việc phục hồi tuyến tụy bị tổn thương. Như đã biết, tuyến tụy là một cơ quan quan trọng sản xuất insulin,và đảm bảo rằng lượng đường glucose được vận chuyển đến tất cả các tế bào của cơ thể của chúng dùng sử dụng như các dạng năng lượng. Khi tuyến tụy bị suy yếu nó không có khả năng để cho ra đủ insulin cần thiết cho việc duy trì lượng đường trong máu.
Bạn có thể dùng thảo dược này bằng cách ép lá của nó trong khoảng 10 lít nước và uống hàng ngày.

Giảm sự nguy hiểm cho những người hút thuốc trực tiếp và gián tiếp.

Cung cấp các acit béo cần thiết cho cơ thể:
Lá đắng có thật nhiều các axit béo không bão hòa gồm axit linoleic và linolenic. Do cơ thể của bạn không thể phát triển hai loại chất béo này, mà được cung cấp từ chế độ ăn uống lành mạnh. Một nghiên cứu tìm thấy trong ấn bản tháng 11 năm 2001 của "American Journal of Clinical Nutrition" cho rằng chế độ ăn giàu hai axit béo nói trên là nguồn bảo vệ chống lại bệnh tim mạch. Trong nghiên cứu này, những người tiêu thụ số lượng lớn các acid béo linoleic và linolenic có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 40 phần trăm so với những người ít khi tiêu thụ hai loại chất béo này.
Lá đắng có thể giảm cân với người béo phì,và được cho là trị các bệnh về da,bao tử,tẩy độc cho gan…

Ngoài các công dụng trên,không có một khám phá nào về tác dụng phụ hay tương tác với các loại thuốc Tây y khác khi dùng Lá đắng.Điều này nó không chứng tỏ là an toàn với tất cả mọi người.
Như các loại thảo dược khác,Lá đắng không thích hợp với thai phụ,người cho con bú và trẽ em dưới 16 tuổi.


Tài lệu tham khảo


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét