Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Tinh dầu Hoa Anh Thảo - Evening Primrose Oil (EPO)

Evening primrose oil (EPO) là dầu được chiết xuất từ hột của cây Evening Primrose. Nó là loài hoa dại xuất xứ tại Bắc Mỹ châu, nhưng cũng mọc nhiều tại Âu châu và các nơi khác. EPO có tuổi thọ hai năm, có thể cao từ 45 cm đến 1.50 M. Theo đúng tên thường gọi, cây evening primrose nở hoa vào buổi tối và khép các cánh hoa lại vào sáng sớm. Nó có tên khoa học là Oenothera biennis thuộc họ Onagraceae.

Trong y học truyền thống, người bản địa Mỹ châu thường dùng hột, lá và rễ cây evening primrose làm thực phẩm. Họ còn dùng nó trị các vết thương, bệnh trĩ, đau bao tử và đau cổ họng.

 cây Evening Primrose
Source: https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Oenothera_rubricaulis_2014_G1.jpg


Hiện nay, EPO là một loại thực phẩm bổ sung thông dụng được phổ biến rộng rãi tại nhiều quốc gia.  Tinh dầu chiết xuất từ hột evening primrose có chứa đến 25% axit béo quan trọng, bao gồm axit linoleic (LA) và gamma-linolenic acid (GLA). Cả LA và GLA đều là axit béo omega-6. Cơ thể cần cân bằng giữa omega-6 và omega-3 (được tìm thấy trong dầu cá) để giữ sức khoẻ ổn định. Có nhiều loại axit béo omega-6 khác nhau. Một số axit béo omega-6 tốt hơn những loại omega-6 khác. Riêng axit béo omega-6 tìm thấy trong EPO là loại tốt nhất mà người ta tìm thấy từ nguồn thực vật.
Các nguồn GLA khác bao gồm tảo Spululina (tảo lục xanh), cây borage, hemp và dầu black currant.



Có thể hiệu quả cho:
Hư hại thần kinh gây ra bởi bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy dùng EPO hàng ngày trong 6-12 tháng cải thiện các triệu chứng tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường.
Loãng xương. Dùng EPO với dầu cá và calcium làm giảm việc loãng xương và tăng mật độ xương ở người cao tuổi bị bệnh này.

Không hiệu quả cho các bệnh:
Suyễn. Một số nghiên cứu cho thấy uống 500 mg EPO hàng ngày trong 16 tuần không cải thiện triệu chứng suyễn.
Ngứa và viêm da (eczema). Qua vài nghiên cứu cho thấy việc dùng EPO từ 16 đến 24 tuần không làm giảm triệu chứng ngứa và viêm da ở người lớn và trẻ em. Trong khi, một số nghiên cứu trước đây cho thấy có những kết quả tốt.
Chứng hiếu động (ADHD).
Viêm gan B. Nghiên cứu cho thấy dùng 2 gam một sản phẩm EPO cụ thể (Efamol) hàng ngày trong 12 tháng không cải thiện được các triệu chứng viêm gan B.
Cholesterol cao. Nghiên cứu cho thấy không làm giảm mức cholesterol.
Ung thư gan.
Đau ngực trước kỳ kinh nguyệt (mastalgia). Bằng chứng về ảnh hưởng của EPO với chứng đau ngực không rõ ràng.
Triệu chứng mãn kinh. Các bằng chứng đều cho thấy EPO không làm giảm các triệu chứng mãn kinh.
Béo phì. Dùng viên nang EPO bốn lần mỗi ngày trong 12 tuần không giảm cân ở phụ nữ béo phì.
Mật độ khoáng chất trong xương. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng EPO, calcium và dầu cá (Efacal) không ảnh hưởng đến mật độ khoáng chất trong xương so với dùng calcium ở phụ nữ.
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Hầu hết các nghiên cứu cho thấy uống EPO không làm giảm các triệu chứng PMS.
Da đỏ và vẩy nến (bệnh vẩy nến). EPO không cải thiện được làn da đỏ, vảy nến.

Không đủ bằng chứng trị các bệnh sau:
Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS). Có một số bằng chứng ban đầu cho thấy sự kết hợp của EPO và dầu cá (Efamarine) có thể làm giảm các triệu chứng của CFS. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không nhất quán.
Phát ban do tã lót.
Mắt khô.
 Dyslexia (1)
Da vẩy, da bong tróc (ichthyosis). Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng EPO không cải thiện da vẩy và bong tróc.
Rối loạn thần kinh trẻ em – Dyspraxia (2)
Biến chứng của thai kỳ. Dùng EPO không rút ngắn được thời gian chuyển dạ, ngăn ngừa cao huyết áp.
Hội chứng Raynaud (3)
Viêm khớp – Rheumatoid arthritis (RA). Một số nghiên cứu trước đây cho rằng dùng EPO có thể làm giảm viêm khớp. Nhưng một số nghiên cứu khác cho thấy không có lợi.
Tâm thần phân liệt. Nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng EPO không có tác dụng tâm thần hoặc thể chất đối với người bị tâm thần phân liệt.
Hội chứng Sjogren (4)
Bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng).
Ung thư.
Mụn trứng cá.
Bệnh đa xơ cứng (MS).
Bệnh tim.
Bệnh Alzheimer.

Tương đối an toàn khi dùng EPO trong một năm, tuy nhiên đôi khi nó gây ra phản ứng nhẹ như đau bụng, muốn ói, tiêu chảy hay nhức đầu.
Vì lý do an toàn không nên dùng EPO khi đang mang thai, và cho con bú.Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Chứng rối loạn xuất huyết:: Các nghiên cứu cho rằng EPO có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu. Không sử dụng nó nếu bạn bị chứng rối loạn xuất huyết.
Bệnh động kinh: Dùng EPO có thể gây cơn động kinh nhiều hơn ở một số người. Nếu bạn có tiền sử từng bị động kinh, hãy tránh sử dụng nó.
Bệnh tâm thần phân liệt: Chứng động kinh được báo cáo ở những người bị tâm thần phân liệt điều trị với các loại thuốc chống loạn thần phenothiazin, GLA (chất hoá học có trong EPO) và vitamin E.
Phẫu thuật: EPO làm tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau khi giải phẫu. Ngừng sử dụng nó ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

EPO tương tác với các loại thuốc sau:
EPO tương tác với các loại thuốc Tây y làm loãng máu. Dùng nó khi uống thuốc làm loãng máu gây tăng nguy cơ xuất huyết và bị bầm tím trên cơ thể. EPO có GLA (gamma-linolenic acid) làm trở ngại quá trình loãng máu.
Những thuốc làm chậm đông máu gồm aspirin, clopidogrel (Plavix), diclofenac (Voltaren, Cataflam, others), ibuprofen (Advil, Motrin, others), naproxen (Anaprox, Naprosyn, others), dalteparin (Fragmin), enoxaparin (Lovenox), heparin, warfarin (Coumadin)...

Evening primrose oil có thể tương tác với các loại thuốc gây mê (Anesthesia) trong phẩu thuật. Một số trường hợp dùng EPO với các thứ thuốc này đã bị động kinh trong khi phẩu thuật. Nên nói chuyện với bác sĩ của bạn các loại dược phẩm bổ sung bạn đang dùng. Để an toàn, bạn nên ngưng dùng EPO ít nhất 2 tuần trước khi phẩu thuật.   
Thuốc trị tâm thần phân liệt Phenothiazines tương tác với EPO. Dùng EPO khi đang uống thuốc Phenothiazines có thể làm tăng nguy cơ động kinh ở một số trường hợp.
Thuốc phenothiazines gồm có chlorpromazine (Thorazine), fluphenazine (Prolixin), trifluoperazine (Stelazine), thioridazine (Mellaril)...

Chú thích:

(1) Dyslexia: Triệu chứng gồm chậm nói, học những chữ mới khó khăn và chậm trễ trong việc học đọc.

(2) Dyspraxia: Rối loạn điều phối phát triển có thể xảy ra một mình hay kết hợp với các rối loạn phát triển khác, như hiếu động thái quá (ADHD). Nó thường kéo dài đến tuổi trưởng thành. Triệu chứng bao gồm sự chậm trễ trong ngồi, hay đi bộ. Trẻ em có thể cảm thấy khó khăn khi nhảy, hoặc làm các việc khác như buộc dây giày.

(3) Hội chứng Raynaud: Ở thời tiết lạnh, cơ thể không chuyển đủ lưu lượng máu cần thiết đến tay, chân khiến chúng lạnh và tê buốt. Triệu chứng này chỉ trong thời gian ngắn, khi cơ thể phản ứng quá mức với nhiệt độ lạnh.

(4) Sjogren’s syndrome là rối loạn tự miễn dịch, trong đó một số tế bào cơ thể tấn công và phá hủy các tuyến sản sinh nước mắt, và nước bọt.

Sources:

https://en.wikipedia.org/wiki/Oenothera
http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-1006-evening%20primrose%20oil.aspx?activeingredientid=1006
http://www.umm.edu/health/medical/altmed/herb/evening-primrose-oil


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét