Ginkgo biloba (Bạch quả) được gọi là ginko, hoặc gingko. Nó còn có tên Maidenhair tree là loài duy nhất còn lại của họ Ginkgophyta, trong khi các cây khác cùng loại đã bị tuyệt chủng, và nó đã từng được tìm thấy trong các hóa thạch có niên đại 270 triệu năm.
Bạch quả là cây gỗ lớn, thường đạt chiều cao 20-35 m (với một số mẫu cây ở Trung Quốc cao hơn 50 m) có lá hình quạt. Cây thường được bắt rễ sâu với khả năng chống gió và tuyết. Nó có sức đề kháng cao, vỏ màu xám, gỗ kháng côn trùng có khả năng tạo rễ trên không làm cho nó tồn tại lâu dài.
'
Cây Bạch quả
(Source: EecherplazGinkgo06.jpg- Wikipedia)
Mỗi cây có thể có hoa đực hoặc cái, hoa đực giống hoa cây óc chó (walnut), treo rủ xuống màu vàng, dài đến 8cm ; hoa cái nhỏ hơn và dài 4cm.
Dù bạch quả có nguồn gốc của châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, nó từng được trồng ở châu Âu kể từ năm 1730,và tại Hoa Kỳ vào năm 1784. Hiện nay, bạch quả là một trong những dược thảo bán chạy nhất tại Hoa Kỳ, châu Âu và có lịch sử lâu dài của việc sử dụng trong điều trị các bệnh về mạch máu, và mất trí nhớ. Ngoài các công dụng khác nhau trong y học truyền thống, bạch quả còn là một nguồn thực phẩm quý giá của người dân Á châu.
Hoa bạch quả đực
(Source: Author Ginkgob - Wikipedia)
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng bạch quả cải thiện tuần hoàn máu bằng cách mở rộng các mạch máu, và làm máu lưu thông dể dàng. Bạch quả từng được sử dụng cho bệnh suyễn, viêm phế quản đã được mô tả vào năm 2600 trước Công nguyên.
Hoa bạch quả cái
(Source: Author Ginkgob - Wikipedia)
Lá bạch quả có chứa chất flavonoid và terpenoid, là hai chất chống oxy hóa. Trong cơ thể của bạn, các hạt có hại gọi là gốc tự do ngày càng nhiều khi bạn có tuổi, và có thể góp phần gây bệnh tim, ung thư cùng bệnh Alzheimer. Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong bạch quả chống lại các gốc tự do ngăn không cho làm tổn thương DNA cùng các tế bào khác.
Từ lâu, y học truyền thống Trung Quốc đã sử dụng cả lá và hột bạch quả hàng ngàn năm nay, nhưng những nghiên cứu hiện nay tập trung vào các chiết xuất bạch quả theo tiêu chuẩn hóa (GBE) từ những chiếc lá màu xanh lá cây khô. Chiết xuất tiêu chuẩn hóa này được đậm đặc dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe (đặc biệt là về tuần hoàn máu) tốt hơn so với các chiết xuất không theo tiêu chuẩn.
Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 40 thành phần trong bạch quả. Chỉ có hai chất flavonoid và terpenoid là có thể dùng trong y học. Flavonoid là chất chống oxy hóa thực vật. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật cho thấy rằng flavonoid bảo vệ các dây thần kinh, cơ tim, mạch máu, và võng mạc khỏi bị hư hại. Terpenoid (như Ginkgolit) cải thiện lưu lượng máu bằng cách làm giãn nở các mạch máu và làm giảm độ dính của tiểu cầu.
Cách dùng Bạch quả
Có thể hiệu quả cho:
• Rối loạn lo âu (anxiety disorder):
Nghiên cứu cho thấy uống chiết xuất từ lá bạch quả trong 4 tuần có thể làm giảm triệu chứng lo âu.
• Bệnh tâm thần (Mental function):
Dù có một số nghiên cứu mâu thuẫn với nhau, đa số các nghiên cứu đều cho thấy bạch quả có thể cải thiện trí nhớ, tốc độ suy nghĩ, và sự chú ý chút ít ở người lớn khỏe mạnh. (Dùng 120-240 mg mỗi ngày có hiệu quả hơn so với liều lên đến 600 mg mỗi ngày). Các cuộc nghiên cứu ảnh hưởng của bạch quả khi được sử dụng chung với các chất bổ sung (supplements) khác. Một số bằng chứng cho thấy rằng dùng bạch quả kết hợp với nhân sâm Panax hay Codonopsis có thể cải thiện trí nhớ tốt hơn là chỉ dùng thuần bạch quả.Tuy nhiên, một sự kết hợp cụ thể của ginkgo và Panax ginseng (thường được gọi là Gincosan) dường như không cải thiện được tâm trạng hoặc trí nhớ ở phụ nữ sau thời gian mãn kinh. Đặc biệt, một sản phẩm có chứa bạch quả và brahmi (Blackmores Ginkgo Brahmi) dường như không cải thiện trí nhớ ở người lớn khỏe mạnh.
• Bệnh Alzheimer
Bạch quả được sử dụng rộng rãi ở châu Âu để điều trị chứng mất trí. Lúc đầu, các bác sĩ nghĩ rằng nó giúp cải thiện lưu lượng máu đến não. Hiện nay, nghiên cứu cho thấy nó có thể bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi bị hư hại trong bệnh Alzheimer. Một số nghiên cứu cho thấy bạch quả có tác dụng tích cực đến trí nhớ, và suy nghĩ ở những người bị bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí gây ra bởi thiếu máu não (vascular dementia).
Các nghiên cứu cho thấy bạch quả có thể giúp những người bị bệnh Alzheimer:
Cải thiện suy nghĩ, học tập, và trí nhớ (chức năng nhận thức).
Các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn..
Cải thiện các hành vi.
Tương đối ít bị trầm cảm.
Một số nghiên cứu cho thấy bạch quả có thể làm việc giống như một vài loại thuốc trị bệnh Alzheimer để trì hoãn các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ.
Năm 2008, một nghiên cứu với hơn 3.000 người già thấy rằng bạch quả không tốt hơn giả dược (placebo) trong việc ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ, hoặc bệnh Alzheimer.
• Sa sút trí tuệ (Dementia):
Một số bằng chứng cho thấy uống chiết xuất từ lá bạch quả cải thiện khá nhiều các triệu chứng của bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ do thiếu máu não (vascular dementias), hoặc chứng sa sút trí tuệ hỗn hợp (mixed dementias). Dù hầu hết các thử nghiệm khoa học cho thấy bạch quả giúp giảm nhẹ các chứng bệnh Alzheimer và suy giảm trí tuệ khác (other Dementias), nhưng có một số kết quả lại trái ngược, cho thấy khó để xác định được rõ ràng.
Các nghiên cứu đầu tiên cho thấy uống chất chiết xuất từ lá bạch quả hàng ngày cho 22-24 tuần có thể hiệu nghiệm như dùng thuốc Donepezil (Aricept) để điều trị chứng bệnh Alzheimer từ nhẹ tới trung bình. Nhưng một số nghiên cứu khác lại thấy là chiết xuất lá bạch quả có thể ít hiệu quả hơn so với các loại thuốc thông thường Donepezil (Aricept) và Tacrine (Cognex).
Trong khi bạch quả có thể giúp điều trị nhiều loại bệnh Dementias, nó lại không thể giúp ngăn ngừa bệnh Dementias lúc mới phát triển.
• Vấn đề thị lực ở người có bệnh tiểu đường:
Có một số bằng chứng cho thấy uống chất chiết xuất từ lá bạch quả có thể cải thiện tầm nhìn, màu sắc ở những người bị tổn thương võng mạc do bệnh tiểu đường.
• Bệnh Glaucoma - Mất thị lực (tăng nhãn áp):
Dùng chất chiết xuất từ lá bạch quả dường như cải thiện tổn thương thị giác cho một số người bị bệnh tăng nhãn áp bình thường. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy những người bị bệnh tăng nhãn áp dùng 120 mg bạch quả hàng ngày trong 8 tuần đã có những cải tiến trong tầm nhìn của họ.
• Đau chân khi đi bộ do suy giảm chức năng tuần hoàn máu (peripheral vascular disease):
Một số bằng chứng cho thấy rằng uống chiết xuất từ lá bạch quả làm những người suy giảm chức năng tuần hoàn máu ở chân có thể đi bộ khoảng cách xa mà không đau, hoặc có thể tăng cơ hội không phải phẫu thuật ở chân. Tuy nhiên, phải dùng bạch quả ít nhất là 24 tuần mới thấy hiệu nghiệm.
• Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS):
Dùng chất chiết xuất từ lá bạch quả dường như làm giảm đau ngực, và những triệu chứng khác liên quan đến PMS khi bắt đầu trong ngày thứ 16 của chu kỳ kinh nguyệt và tiếp tục cho đến ngày thứ 5 của chu kỳ sau.
• Tâm thần phân liệt (Schizophrenia):
Nghiên cứu cho thấy uống bạch quả hàng ngày ngoài việc dùng trị bệnh loạn thần thông thường có thể làm giảm các triệu chứng tâm thần phân liệt. Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm tác dụng phụ liên quan với thuốc chống loạn thần (haloperidol).
• Giảm các phản ứng phụ của chứng Tardive dyskinesia (1):
Tardive dyskinesia là các phản ứng phụ gây ra bởi những loại thuốc chống loạn thần. Nghiên cứu cho thấy uống chiết xuất bạch quả có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn Tardive dyskinesia ở những người bị tâm thần phân liệt đang dùng thuốc chống loạn thần.
• Xây xẩm (Vertigo) và chóng mặt. Uống chiết xuất từ lá bạch quả dường như cải thiện các triệu chứng của rối loạn chóng mặt và mất cân bằng.
Có thể không hiệu quả cho các bệnh :
• Mất trí nhớ ở người già: Một số nghiên cứu cho thấy chất chiết xuất từ lá bạch quả có thể cải thiện trí nhớ và chức năng tâm thần chút ít từ những người già suy giảm trí nhớ. Còn với những người già bình thường, những người có vấn đề về tâm thần nhẹ sẽ không làm tăng cường trí nhớ hoặc sự chú ý. Bạch quả cũng không có thể ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ ở người già.
• Rối loạn chức năng tình dục gây ra bởi các loại thuốc chống trầm cảm: Dù một số nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng chiết xuất lá bạch quả có thể cải thiện các vấn đề tình dục gây ra bởi các loại thuốc chống trầm cảm, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể không có hiệu quả.
• Căng thẳng tinh thần do hóa trị: Nghiên cứu cho thấy rằng uống chất chiết xuất từ lá bạch quả hai lần mỗi ngày trước khi chu kỳ thứ hai của hóa trị, và tiếp tục cho đến một tháng sau khi làm hóa trị không ngăn chặn các vấn đề về tinh thần cho những người được điều trị ung thư ngực.
• Da xơ cứng. Lá Bạch quả hoặc Ginkgolit B, một hóa chất cụ thể được tìm thấy trong chiết xuất bạch quả, không cải thiện chức năng tâm thần hoặc bệnh tật ở những người bị bệnh da xơ cứng.
• Các nghiên cứu cho thấy uống chiết xuất từ lá bạch quả không làm giảm huyết áp ở những người lớn tuổi có huyết áp cao, không ngăn chặn các triệu chứng trầm cảm mùa đông ở những người bị trầm cảm theo mùa (seasonal affective disorder), không cải thiện chứng ù tai và không làm giảm nguy cơ bị đau tim, đau ngực, hoặc đột quỵ ở người già.
Không đủ bằng chứng y học:
Liên quan đến bệnh thoái hóa điểm vàng (macular degeneration) của người già, viêm mũi dị ứng, chứng hen suyễn, chứng hiếu động thái quá (ADHD), bệnh tự kỷ (autism) ở trẻ em, bệnh phổi mãn tính, ung thư ruột, ung thư dạ dày, mất thính lực, đau nửa đầu, đột quỵ, bạch biến, cholesterol cao, tiêu chảy ra máu, viêm phế quản, vấn đề tiết niệu, rối loạn tiêu hóa, bệnh ghẻ.
Phản ứng phụ và độ an toàn của Bạch quả
Chiết xuất của lá bạch quả an toàn với một liều lượng thích hợp. Nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ như đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, táo bón, tim đập mạnh, và gây dị ứng da.
Có một số lo ngại là chất chiết xuất từ lá bạch quả có thể làm tăng nguy cơ cho gan, và ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, điều này chỉ xuất hiện trong thử nghiệm với động vật được dùng liều rất cao. Không có đủ thông tin để biết nó có thể xảy ra ở người.
Chất chiết xuất từ lá bạch quả có thể làm tăng nguy cơ bị thâm tím và chảy máu. Nó làm loãng máu, và chậm quá trình đông máu. Một vài người dùng bạch quả đã bị chảy máu trong mắt, não cùng chảy máu nhiều sau khi phẫu thuật. Chiết xuất từ lá có thể gây ra dị ứng da ở một số người. Bạch quả có thể không an toàn khi sử dụng tiêm tĩnh mạch ngắn hạn. Nó được dùng an toàn trong thời gian 10 ngày.
Hột bạch quả rang hoặc chưa qua chế biến có thể không an toàn khi dùng. Ăn hơn 10 hột rang mỗi ngày có thể gây khó thở, mạch yếu, co giật, mất ý thức, và sốc. Hột tươi thậm chí còn nguy hiểm hơn. Hột tươi rất độc hại và có khả năng gây ra nhiều biến chứng. Ăn hạt bạch quả tươi có thể gây co giật và tử vong.
Không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết bạch quả an toàn khi dùng cho da.
Lưu ý dặc biệt
Mang thai và cho con bú: Bạch quả không an toàn cho phụ nữ khi mang thai. Nó có thể gây chuyển dạ sớm hoặc chảy máu nhiều hơn khi đẻ nếu dùng gần thời điểm đó. Không chắc chắn là an toàn cho việc sử dụng bạch quả trong lúc cho trẻ sơ sinh bú, vì thế không nên dùng nó nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Trẻ em: chiết xuất lá bạch quả có thể an toàn khi dùng trong một thời gian ngắn. Một số nghiên cứu cho thấy sự kết hợp đặc biệt của chiết xuất lá bạch quả cộng với nhân sâm Mỹ có thể an toàn cho trẻ em khi sử dụng ngắn hạn. Đừng để trẻ em ăn hạt bạch quả, vì không an toàn.
Dùng thuốc loãng máu hay chứng xuất huyết (Bleeding disorders): Không dùng chiết xuất từ lá bạch quả vì sẽ làm dể xuất huyết.
Bệnh tiểu đường: Bạch quả có thể làm lượng đường tăng giảm bất thường. Nếu bạn bị tiểu đường, theo dõi lượng đường trong máu của bạn chặt chẽ khi dùng chiết xuất từ lá bạch quả.
Động kinh: Có lo ngại rằng bạch quả có thể gây co giật. Nếu bạn đã từng có tiền sử động kinh, không dùng chiết xuất lá bạch quả.
Thiếu dehydrogenase enzyme glucose-6-phosphate (G6PD): Bạch quả có thể gây ra thiếu máu trầm trọng ở những người bị thiếu men G6PD. Nên sử dụng thận trọng hoặc tránh dùng nó nếu bạn thiếu G6PD.
Vô sinh: sử dụng bạch quả có thể ảnh hưởng tới việc mang thai. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn đang cố gắng để có thai.
Phẫu thuật: bạch quả có thể làm chậm quá trình đông máu. Nó có thể gây ra chảy máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng bạch quả ít nhất 2 tuần trước ngày phẫu thuật.
Các loại thuốc Tây y tương tác với Bạch quả:
Ibuprofen (Advil, Motrin):
Giống như bạch quả, các thuốc chống viêm (NSAID) ibuprofen không steroid cũng làm tăng nguy cơ chảy máu. Chảy máu trong não đã được biết khi sử dụng bạch quả và ibuprofen.
Các loại thuốc chống đông (làm loãng máu) tương tác với bạch quả:
Nó có thể làm chậm quá trình loãng máu. Uống bạch quả cùng với những thuốc chống đông có thể làm tăng nguy cơ bị thâm tím và chảy máu.
Một số loại thuốc làm loãng máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix), diclofenac (Voltaren, Cataflam), ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Anaprox, Naprosyn), dalteparin (Fragmin), enoxaparin (Lovenox), heparin, warfarin (Coumadin).
Thuốc dùng để ngăn ngừa cơn động kinh (chống co giật):
Thuốc dùng để ngăn ngừa cơn động kinh ảnh hưởng đến hóa chất trong não. Ginkgo cũng có thể ảnh hưởng đến hóa chất trong não. Do ảnh hưởng đến hóa chất trong não, bạch quả có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc sử dụng để ngăn chặn các cơn co giật.
Một số loại thuốc được sử dụng để ngăn chặn các cơn động kinh bao gồm phenobarbital, primidone (Mysoline), acid valproic (Depakene), gabapentin (Neurontin), carbamazepine (Tegretol), phenytoin (Dilantin).
Thuốc làm tăng nguy cơ bị co giật tương tác với bạch quả:
Một số loại thuốc làm tăng nguy cơ động kinh. Dùng bạch quả có thể gây co giật ở một số người. Dùng thuốc làm tăng nguy cơ bị cơn động kinh cùng với ginkgo có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bị một cơn động kinh. Đừng dùng bạch quả với các thuốc làm tăng nguy cơ động kinh.
Một số loại thuốc làm tăng nguy cơ động kinh có gây mê (propofol), thuốc chống loạn nhịp (mexiletin), kháng sinh (amphotericin, penicillin, cephalosporin, imipenem), thuốc chống trầm cảm (bupropion), thuốc trị dị ứng (Cyproheptadine), ức chế miễn dịch ( cyclosporine), các chất ma tuý (fentanyl), các chất kích thích (methylphenidate), theophylline...
Thuốc chống trầm cảm:
Dùng bạch quả cùng với các loại thuốc chống trầm cảm (SSRIs) có thể làm tăng nguy cơ của hội chứng serotonin, làm đe dọa tính mạng. Ngoài ra, bạch quả có thể tăng cường cả các ảnh hưởng tốt hoặc xấu của thuốc chống trầm cảm được biết đến như MAOIs như phenelzine (Nardil). SSRIs bao gồm:
Citalopram (Celexa)
Escitalopram (Lexapro)
Fluoxetine (Prozac)
Fluvoxamine (Luvox)
Paroxetine (Paxil)
Sertraline (Zoloft)
Thuốc chống huyết áp cao:
Bạch quả có thể làm giảm huyết áp, nên dùng nó với thuốc hạ huyết áp có thể làm cho huyết áp xuống quá thấp. Hiện đã có một báo cáo về sự tương tác giữa bạch quả và nifedipine (Procardia), thuốc trị bệnh huyết áp và nhịp tim.
Thuốc Hydrochlorothiazide:
Hydrochlorothiazide được sử dụng để giúp giảm sưng và kiểm soát huyết áp. Dùng hydrochlorothiazide cùng với ginkgo có thể làm tăng huyết áp. Trước khi dùng ginkgo nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn uống thuốc trị cao huyết áp.
Alprazolam (Xanax) dùng trị hoảng loạn, lo âu: bạch quả có thể làm cho Xanax kém hiệu quả, và làm chứng lo âu hoảng loạn tăng lên.
Thuốc cho bệnh tiểu đường (thuốc Antidiabetes):
Thuốc tiểu đường được sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu. Ginkgo có thể tăng hoặc giảm insulin và lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường loại 2. Dùng bạch quả cùng với các thuốc tiểu đường có thể tương tác Với các thuốc trị tiểu đường bạn đang uống. Theo dõi lượng đường trong máu của bạn. Liều lượng của thuốc tiểu đường của bạn có thể cần phải được thay đổi.
Một số loại thuốc dùng cho bệnh tiểu đường bao gồm glimepiride (Amaryl), glyburide (DiaBeta, Glynase PresTab, Micronase), insulin, pioglitazone (Actos), rosiglitazone (Avandia), chlorpropamide (Diabinese), glipizide (Glucotrol), tolbutamide (Orinase) .
Thuốc Cylosporine (giúp cơ thể ngăn ngừa các phản ứng khi ghép các cơ phận như tim, gan, thận): Bạch quả có thể giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể trong khi điều trị với các thuốc cyclosporine, mà ức chế hệ miễn dịch.
Thuốc lợi tiểu thiazid (thuốc nước): Có báo cáo của một người dùng thuốc lợi tiểu thiazid và bạch quả bị phát triển huyết áp cao. Nếu bạn uống thuốc lợi tiểu thiazide, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng bạch quả.
Thuốc Trazodone (chống trầm cảm và an thần): Một người cao tuổi có bệnh Alzheimer đi vào hôn mê sau khi uống bạch quả và trazodone (Desyrel).
Thuốc Efavirenz (Sustiva) tương tác với GINKGO:
Efavirenz được sử dụng để điều trị nhiễm HIV. Dùng efavirenz cùng với chiết xuất bạch quả có thể làm giảm tác dụng của efavirenz. Trước khi dùng bạch quả, nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn dùng thuốc HIV.
Thuốc Fluoxetine (Prozac):
Prozac là thuốc trị căng thẳng. Uống bạch quả cùng với St John's wort và fluoxetine (Prozac) có thể khiến bạn cảm thấy bị kích thích, lo lắng, bồn chồn, và vui mừng.
(1) Hội chứng Tardive dyskinesia gây cứng cùng co giật của khuôn mặt và cơ thể mà bạn không thể kiểm soát được. Bạn có thể tự nhấp nháy đôi mắt, lè lưỡi, hoặc vẫy tay.. Những cử chỉ mà bạn không chủ ý làm như thế.
Không phải ai uống thuốc chống loạn thần đều sẽ bị chứng TD. Nhưng nếu nó xảy ra, (đôi khi vĩnh viễn), hãy cho bác sĩ biết ngay nếu bạn có những co giật cơ thể mà không thể kiểm soát được.
Tài liệu tham khảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét