Nếu bạn ăn uống
ngon miệng, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy không ngừng mệt
mỏi, lờ đờ cùng chóng mặt đó là triệu chứng bạn có thể bị thiếu hụt chất sắt.
Người ta ước
tính rằng khoảng năm phần trăm người Úc bị thiếu máu do thiếu chất sắt, với một
số nhóm - như phụ nữ có thai hoặc đang có kinh nguyệt - có nguy cơ cao nhất.
Các triệu chứng
của việc thiếu sắt là gì? Theo Lyndi Cohen, chuyên gia dinh dưỡng và người sáng
lập The Nude
Nutritionist, người
không nhận được đủ chất sắt trong chế độ ăn uống của họ thường cảm thấy lười biếng,
mệt mỏi.
"Sự thiếu
hụt sắt có thể gây mệt mỏi, xanh xao, khó thở, hôn mê và giảm khả năng miễn dịch,"
Cohen nói với Coach.
Bạn cảm thấy
mệt mỏi khi cơ thể đang thiếu sắt, vì nó hoạt động như một loại "chìa
khóa" có thể giúp mở khóa năng lượng được lưu trữ trong cơ thể của chúng
ta.
"Sắt là
một khoáng chất cần thiết rất quan trọng đối với mọi người bao gồm cả vận chuyển
oxy đi khắp cơ thể của bạn. Sắt là một chất cần thiết để phát triển các enzymes
nhằm giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ và khỏe mạnh." Cohen giải
thích.
"Nếu
không có đầy đủ chất sắt, bạn phải tận dụng các thức ăn có nhiều chất sắt để
mang lại năng lượng cho cơ thể.”
Bạn thực sự cần bao nhiêu sắt?
Người ta ước
tính rằng nếu bạn đang ăn một chế độ ăn điển hình của phương Tây với các loại
thịt cùng rau quả, cơ thể bạn sẽ hấp thụ chỉ có 18 phần trăm chất sắt có sẵn
trong thực phẩm.
Có một vài
cách bạn có thể giúp thúc đẩy sự hấp thụ chất sắt. Một trong số đó là tăng lượng
vitamin C bạn tiêu thụ.
"Sắt được
hấp thu tốt nhất với vitamin C, do đó là một ý tưởng hay để kết hợp các bữa ăn
giàu chất sắt với trái cây cùng rau quả," Cohen khuyên.
"Tránh
uống trà và cà phê gần giờ ăn vì caffeine có thể làm cơ thể giảm hấp thu sắt. Nấu
ăn thực phẩm cũng có thể làm tăng đáng kể lượng sắt bạn có thể hấp thụ."
Theo trang
web Better Health Channel của chính phủ, các lời khuyên cho
tiêu thụ sắt hàng ngày như sau:
Trẻ sơ sinh
0-6 tháng: 0,2 mg sắt mỗi ngày
Trẻ sơ sinh
trong độ tuổi 7-12 tháng tuổi: 11 mg sắt mỗi ngày
Trẻ trai gái
từ 1-3 tuổi: 9 mg sắt mỗi ngày
Trẻ trai gái
từ 4-8 tuổi: 10 mg sắt mỗi ngày
Trẻ trai gái
từ 9-13 tuổi: 8 mg sắt mỗi ngày
Thiếu niên
tuổi từ 14 - 18 tuổi: 11 mg sắt mỗi ngày
Thiếu nữ tuổi
từ 14 - 18 tuổi: 15 mg sắt mỗi ngày
Phụ nữ tuổi
từ 19-50 tuổi: 18 mg sắt mỗi ngày
Phụ nữ mang
thai: 27 mg sắt mỗi ngày
Phụ nữ cho
con bú: 9 mg sắt mỗi ngày
Phụ nữ từ 51
tuổi trở lên: 8 mg sắt mỗi ngày
Đàn ông tuổi
từ 19 tuổi trở lên: 8 mg sắt mỗi ngày
Như chúng ta
thấy, phụ nữ có nguy cơ bị thiếu hụt chất sắt nhiều nhất, đặc biệt là những người
đang mang thai, mà các yêu cầu càng ngày càng cao hơn. Nhiều phụ nữ mang thai cần
bổ sung chế độ ăn uống của họ với các loại thuốc sắt, nhưng chỉ nên được thực
hiện dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ gia đình.
"Có hai
loại chất sắt - haem iron, được dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể và tìm thấy trong
các sản phẩm động vật như thịt đỏ cùng các loại thịt gia cầm. Còn chất sắt non-heme iron, được tìm thấy trong thực vật như các loại rau lá
xanh," Cohen giải thích.
"Các
nguồn tốt nhất của haem iron bao gồm thịt đỏ như thịt kangaroo, thịt bò và thịt
cừu. Thịt Kangaroo là một thịt đỏ gồm nhiều chất sắt, và rẻ hơn so với các loại
thịt đỏ khác. Thịt gia cầm và thịt gà cũng là một nguồn chất sắt"
Theo ước
tính 150-gram kangaroo hay thịt bò chứa khoảng 6,5 mg sắt, gần 80 phần trăm số lượng
hàng ngày của bạn nếu bạn là nam, hoặc 23 phần trăm lượng hàng ngày của bạn nếu
bạn là một người phụ nữ mang thai.
Vì thế người
ăn thịt có thể bổ sung chất sắt dể dàng với các loại thịt. Nhưng nếu bạn là một
người không thích mùi thịt, hoặc không muốn ăn thịt hay người ăn chay bạn phải ăn
nhiều thức ăn thực vật giàu chất sắt để tránh thiếu sắt," Cohen giải thích
"Các
nguồn thực vật tốt nhất của sắt non-heme iron bao gồm ngũ cốc (cereals),bánh
mì nhằm tăng cường chất sắt cho buổi ăn sáng, ngũ cốc nguyên hạt như kê (millet), các loại
rau lá xanh như cải xoăn Kale và rau spinach, các loại đậu và đậu lentils, đậu
hũ, hột bí đỏ, trái sung,
mơ khô và chà là (dates )".
Theo ước lượng
một nửa ly rau spinach nấu chín
chứa khoảng 2,2 mg sắt, một bụm lớn hột điều có khoảng 2,5 mg sắt, và một lon đậu
hầm có thể chứa lên đến 3 mg sắt.
Source: http://coach.nine.com.au/2016/07/14/12/51/the-amount-of-iron-you-need-every-day#EWJ4f8oo85H08xvo.99
Source: http://coach.nine.com.au/2016/07/14/12/51/the-amount-of-iron-you-need-every-day#EWJ4f8oo85H08xvo.99
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét